BÀI TẬP PHÂN TÍCH TÁC PHẨM " “Em đứng giữa giảng đường hôm nay” của nhạc sĩ Tân Huyền "

Lịch sử Việt Nam vào cuối những năm 60 của thế kỷ XX là một giai đoạn lịch sử hết sức đặc biệt: Miền Bắc vừa khẩn trương xây dựng đất nước, vừa tích cực chi viện sức người sức của cho Miền Nam anh dũng, ngoan cường đấu tranh chống Mỹ – Ngụy thống nhất đất nước. Âm nhạc giai đoạn này cũng diễn biến vô cùng sôi động, phong phú. Đề tài phổ biến nhất là hình ảnh người chiến sĩ cách mạng trong chiến đấu và trong cuộc sống xây dựng xã hội chủ nghĩa. Hình ảnh người trí thức mới cũng bắt đầu được xuất hiện tuy chưa nổi bật nhưng cũng đã trở thành nhân vật đáng chú ý của nền âm nhạc mới Việt Nam. Tiêu biểu cho đội ngũ này là các nhà giáo – những người đang ươm trồng lớp lớp mâm xanh làm rạng danh cho non sông đất nước. Có nhiều tác phẩm hay của các nhạc sĩ Việt Nam trong cả nước đã viết về đề tài người nhân dân như: “Cô đi nuôi dạy trẻ” của Nguyễn Văn Tý, “Yêu người bao nhiêu yêu người bấy nhiêu” của Nguyễn Văn Quỳ, “Em sẽ lớn lên dưới mái trường” của trọng Loan, “Ước mơ xanh” của Lệ Giang, “Cô giáo Tày cầm đàn lên đỉnh núi” của Văn Ký hay “bài ca người giáo viên nhân dân” của Hoàng Vân.